Bến Ngự- nơi đầu tiên đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nước Pháp về nước

Bến Ngự là điểm cuối cùng của phố Hoàng Văn Thụ bây giờ, thời Pháp gọi là Amiral Côm-bê (Amiral Courbet), tên Đô đốc hải quân Pháp chỉ huy đánh chiếm Bắc Kỳ. Phố cũng có tên La Cô, (La Combe, tên một buôn lớn của Pháp đặt ở cuối phố. Cầu Ngự, hay còn gọi là cầu Muối, lúc đầu mang tên cầu Bệnh viện vì đặt gần Bệnh viện Xie (Ciais) của quân đội Pháp (Sau Ngày giải phóng Hải Phòng, Quân y viện Quân khu Tả Ngạn tiếp quản sử dụng). Tháng 5-1918, vua Khải Định triều Nguyễn được Toàn quyền Đông Dương cho ra thăm Bắc Kỳ, với danh xưng mỹ miều: Hoàng đế ngự giá Bắc tuần (thuyền ngự nhà vua ra tuần thú Bắc Kỳ). Từ đó, cầu mang tên cầu Ngự.



Nhà sử học Ngô Đăng Lợi giới thiệu nơi chiếm hạm Đuy mông Đuyếch vin cập bến Ngự, đưa Bác Hồ từ Pháp về Hải Phòng năm 1946.
Nhân dân Việt Nam biết đến tên cầu Ngự, bến Ngự do nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh- lãnh tụ kính yêu của dân tộc sang thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống nước này trở về nước. Tin Bác về bằng tàu thủy, nhân dân được tin từ trước nên háo hức đợi chờ. 16 giờ ngày 20-10-1946, chiến hạm Đuy mông Đuyếch vin (Du mont Durville) của Pháp đưa Hồ Chủ tịch cập bến Ngự. Lễ đón được tổ chức trọng thể tại đây. Đại biểu Trung ương Đảng, Chính phủ, Hội Liên hiệp Quốc dân cùng nhân dân Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hải Dương, Thái Bình đứng kín hai bên đường nơi xe Bác đi qua, tay vẫy cờ đỏ sao vàng, miệng hô vang “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Lực lượng trinh sát và Công an xung phong phối hợp các lực lượng    vũ trang khác của thành phố được giao nhiệm vụ canh gác bảo vệ Bác ở cả vòng trong, vòng ngoài suốt thời gian Người lưu lại Hải Phòng.
Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Hải Phòng lúc đầu cũng làm cho ta hơi bất ngờ về việc họ đưa ra kế hoạch đón Hồ Chủ tịch. Sau khi xin ý kiến cấp trên, lãnh đạo thành phố đồng ý cho họ tham gia. Tại bến Ngự, sĩ quan binh lính Pháp mặc lễ phục mới, súng ống nghiêm chỉnh. Đội quân nhạc đứng một bên làm hàng rào danh dự cùng lực lượng vũ trang ta. 16 giờ ngày 20-10-1946, từ trên chiếm hạm, Bác vẫy chào những người ra đón và bước xuống cầu trong tiếng hoan hô vang trời dậy đất của hàng vạn người đón mừng Người. Sau phần nghi lễ, duyệt đội danh dự của quân đội Việt Nam và quân đội liên hiệp Pháp, Bác nhanh nhẹn đi cảm ơn các đoàn đại biểu và nhân dân. Hai em thiếu nhi chạy tới dâng Bác hai bó hoa tươi trong tiếng hát ca ngợi Bác Hồ của các em và người ra đón.
Bác lên xe vào thành phố, suốt dọc hai bên đường nhân dân đứng kín vỉa hè, tay vẫy cờ đỏ sao vàng, miệng hô vang Hồ Chủ tịch muôn năm. Bác đưa tay vẫy chào đáp lại. Khi Bác vào trụ sở Ủy ban Hành chính đặt tại Trường Con gái (nay là Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai), đồng bào còn nán lại. Bác phải đứng bên cửa sổ để thỏa mãn mong ước của dân. Buổi tối, Ủy ban Hành chính thành phố mở tiệc chiêu đãi, Bác nhắc mời đại biểu Pháp, sĩ quan chiến hạm đã đưa Bác về nước. Vừa ăn uống, vừa nói chuyện vui vẻ, Bác nói về lợi ích của hai dân tộc Việt-Pháp là hòa thuận với nhau để cùng kiến thiết nền hòa bình, thịnh vượng chung.
Đêm 20-10-1946, lãnh đạo thành phố bố trí mời Bác nghỉ ở trụ sở Ủy ban Hành chính. 5 giờ sáng ngày 21-10-1946, theo yêu cầu của Bác, lãnh đạo thành phố “bí mật” đưa Người đi thăm thành phố, Bác khen thanh niên thành phố gây được phong trào “khỏe vì nước”, để đủ sức bảo vệ, kiến thiết quốc gia. Người hài lòng về kỷ luật trật tự, về công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của quân dân thành phố.
8 giờ sáng, Hồ Chủ tịch tiếp đại biểu các đoàn thể, nhân dân miền bể, cán bộ Đoàn thanh niên cứu quốc Hải Phòng Phạm Đình Cảnh và một số huynh trưởng thiếu niên, nhi đồng cùng một số đội viên được Ban Tổ chức lễ đón tiếp mời tham gia đoàn đại biểu các đoàn thể đến thăm Bác. Khi Bác vừa bước ra thì tiếng hô “Hồ Chủ tịch muôn năm” vang động khu vực ngõ Nghè (quận Lê Chân). Anh Lý Ngọc Dương, em trai nhà cách mạng Thi Sơn dâng tặng Bác chiếc gậy làm bằng 100 đốt xương trăn, gia bảo của gia đình. Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Yên tặng Bác bức trướng thêu 4 chữ “Nhất ngôn hưng bang” (Một lời nói làm hưng thịnh đất nước). Xúc động nhất khi đội viên nhi đồng cứu vong Trần Cao Sơn thay mặt đồng đội lên gắn tặng huy hiệu của Đội. Sơn thấp bé quá nên dù đã cố kiễng chân mà vẫn loay hoay, Bác cúi xuống bồng em lên để em gắn huy hiệu. Tiếp theo đội viên Nguyễn Sơn Hải chạy lên tặng Bác bó hoa tươi thắm.
Nói chuyện với đoàn Hải Phòng, Bác ân cần dặn: Hải Phòng có nhiều công việc khó khăn song nhờ các cụ, các anh chị em tự vệ, công an đoàn kết nên đã qua cơn sóng gió, giúp sức vào việc kiến thiết, giúp Chính phủ, giúp nước như thế là rất quý. Vì vậy, nhờ các cụ đi trước làm gương, anh em đồng tâm sức lực thì chắc chắn thành phố Hải Phòng sẽ trở nên thành phố gương mẫu của nước ta”.
Đảng bộ, chính quyền , quân dân thành phố ta phải tự giác kiên trì phấn đấu liên tục mới thực hiện được di ngôn của Bác Hồ.
MORE

Related Posts

Bến Ngự- nơi đầu tiên đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nước Pháp về nước
4/ 5
Oleh

Xem Thêm

MENU


Loading...
Cách ngồi thiền nghe nhạc tịnh tâm