Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay , mỗi quốc gia
hay mỗi vùng kinh tế đều chú trọng quan tâm tới vấn đề thúc đẩy tăg trưởng kinh
tế nhằm theo kịp và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới . Tuy nhiên , để
đạt được mục tiêu đó , vấn đề thu hút đầu tư được coi là yếu tố quan trọng nhất
, là cú huých giúp nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nói chung hay thành
phố Hải Phòng nói riêng, thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn, thay đổi diện mạo thành
phố và môi trường đầu tư Hải Phòng.
Đối với một đia phương có tiềm năng phát triển mạnh mẽ như
Hải Phòng, với lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và
được đánh giá là một trong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, trong những năm gần đây, Hải Phòng đang đứng trong danh sách các tỉnh
có thu hút đầu tư lớn nhất cả nước. Thực tế cho thấy, nhờ có sự tác động của
các dòng vốn đầu tư này mà kinh tế thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực :
GDP tang đều đặn qua các năm, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng ngày càng
hợp lý, công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Tính đến ngày
26/3/2018, thành phố Hải Phòng thu hút hơn 916 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), tăng 332,34% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 77,5% kế hoạch cả
năm, trong đó cấp mới 15 dự án và tăng vốn 12 dự án. Tính riêng các khu công
nghiệp và Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, quý I năm 2018, có 09 dự án
FDI được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư tương
đương 52,57 triệu USD; 38 dự án FDI được điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 08 dự án điều chỉnh tăng tổng vốn
đầu tư tương đương 776,9 triệu USD. Như vậy, 3 tháng đầu năm 2018, tổng
vốn FDI thu hút vào các khu công nghiệp và Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
đạt 829,45 triệu USD. Đặc biệt, quý 1 năm 2018, cả nước có 05 dự án
lớn được cấp phép, trong đó có 02 dự án lớn tại Hải Phòng bao gồm Dự án Nhà máy
LG Innotek Hải Phòng (cấp phép lần đầu ngày 01/9/2016 với mục tiêu sản xuất mô
đun Camera) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 501 triệu USD; Dự án của Công ty
TNHH Regina Miracle International Việt Nam (cấp phép lần đầu ngày 20/3/2014 với
mục tiêu sản xuất giày và quần áo thể thao tại Hải Phòng) điều chỉnh tăng vốn
thêm 260 triệu USD. Tính lũy kế đến hết quý I năm 2018, số dự án FDI còn hiệu
lực trên địa bàn thành phố là 532 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 15,44 tỷ
USD, trong đó, có 262 dự án nằm trong các Khu công nghiệp và Khu kinh
tế Đình Vũ - Cát Hải còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký
là 12,219 tỷ USD. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, đến hết quý
1 năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh, thành phố của Việt
Nam, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất
với tổng số vốn đăng ký đạt 1,7 tỷ USD, chiếm 29,3 tổng vốn đầu tư. Hải Phòng
đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 925 triệu USD. Bình Dương đứng thứ ba với
tổng số vốn đăng ký đạt 565 triệu USD. Đây là những dấu hiệu khả quan cho thấy hiệu quả từ nỗ lực
cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của
thành phố. Đồng thời, để tăng cường thu hút đầu tư, trước mắt, thành phố xác
định chủ trương đẩy mạnh các hoạt động quảng bá về môi trường đầu tư, kinh
doanh; tập trung triển khai hiệu quả Kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2018 của
thành phố; chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp hiệu quả với các Sở, ngành, địa
phương, đơn vị thành phố để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi triển
khai nhanh một số dự án trọng điểm của thành phố như Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô
Vinfast; các dự án du lịch, nghỉ dưỡng tại đảo Cát Hải; Khu vui chơi, giải trí,
nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; Trung tâm thương mại AEON Mall; tiếp
tục hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án theo các Biên bản ghi nhớ hợp
tác đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng: rà soát, hướng dẫn
các doanh nghiệp về thủ tục đầu tư lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh những thuận lợi, môi trường kinh doanh Hải Phòng vẫn
còn tồn tại những yêú điểm. Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm cho thấy,
cả 9 lĩnh vực liên quan đến năng lực điều hành của tỉnh đều có những đánh giá
tháp, đặc biệt là việc các doanh nghiệp phản ánh các chi phí không chính thức
khá cao, khó tiếp cận thông tin. Điều này cho thấy những hạn chế còn tồn tại
trong quá trình hội hập và phát triển kinh tế.Vậy làm sao để cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa
các doanh nghiệp; tăng cường hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp theo tinh thần
đồng hành cùng doanh nghiệp ?
Tiếp
tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tăng
số lượng thủ tục hành chính thực
hiện qua mạng, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính
qua mạng. Nghiên cứu rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính có
liên quan đến đất đai, chứng chỉ quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch, giấy phép xây
dựng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp sớm triển khai sản xuất kinh doanh. Công khai đầy đủ các thủ tục hành
chính về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký giao dịch bảo đảm tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch
chuyển đổi và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia vào
hoạt động của các Sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Sở, ngành
thành phố. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao vị trí
xếp hạng Chỉ số năng lực cạnhtranh (PCI) theo Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày
22/8/2017 về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2017-2018. Kịp thời nắm tình hình và kịp thời giải quyết, tháo gỡ
vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng
thị trường; tổ chức đối thoại
định kỳ hàng tháng giữa lãnh đạo
Ủy ban nhân dân thành phố và cộng đồng doanh nghiệp nhằm hướng dẫn và giải đáp
cơ chế chính sách, pháp luật cho
doanh nghiệp, kịp thời giải quyết các vướng mắc sau đối thoại; tạo lập môi
trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp phát
triển. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong xã hội tham gia khởi sự doanh
nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo
đúng pháp luật; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,
công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin, sinh học, môi trường; chú trọng các sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh, có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Tích
cực hỗ trợ doanh nghiệp thành
phố, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu thông tin phát triển thị trường, kết nối giao thương; tham gia
hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, tham gia các sự kiện hội nghị, hội thảo, diễn đàn ở
nước ngoài. Công bố và niêm yết
công khai các quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội; quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm; quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô
thị; quy hoạch, kếhoạch sử dụng
đất theo quy định của pháp luật, các định hướng, chính sách của Nhà nước và
thành phố. Cung cấp đầy đủ,
thường xuyên các thông tin về tình
hình kinh tế - xã hội, về định hướng phát triển, về đầu tư, thương mại, thị
trường của thành phố cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cộng đồng dân cư. Tăng
cường thực hiện kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiếp cận vốn tín dụng; tập trung đầu tư cho sản xuất, xuất khẩu, các
công trình, dự án trọng điểm, cấp bách; ưu tiên vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và
vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Rà soát, thu hồi các giấy chứng nhận
đầu tư của các dự án vi phạm để đảm bảo môi trường đầu tư bình đẳng, lành mạnh, Có giải pháp đột
phá, quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng “nhái”. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực
hiện quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, chống thất thu ngân sách, phấn
đấu tăng thu ngân sách nhà nước ở mức cao nhất. Cơ cấu
lại chi ngân sách nhà nước tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển, đảm bảo
tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng cường hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến
đầu tư, thương mại, du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, phát triển khoa học công nghệ. Tiếp tục triển khai thực
hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Hải Phòng đến năm
2020; Đề án Đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục nghề nghiệp.. Xây dựng, hoàn thiện Dự án Quy hoạch mạng
lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp
thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục hoàn thiện hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Cách
đây khoảng 10 năm, rất nhiều doanh nghiệp từng có ý định lập nghiệp ở Hải Phòng
đã buộc phải dứt áo ra đi sang vùng đất khác làm giàu. Và nhiều năm sau nữa,
mỗi khi trở lại Hải Phòng, họ đã bần thần, tiếc nuối cho sự chậm chạp, của
thành phố này - một thành phố hội tụ cả đường thủy, đường biển, đường bộ, đường
hàng không, đường sắt mà sao kinh tế lại bị ngủ quên. Và hôm nay, người Hải
Phòng đã và đang tự hào về những gì mà họ đang có được. Bởi thành phố chúng tôi
đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ như vậy để thay đổi diện mạo, để phát triển
môi trường đầu tư Hải Phòng vươn xa hơn. Đây là bước tạo đà cho Hải Phòng “rộng
dài, rực sáng” trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HẢI PHÒNG
4/
5
Oleh
Minh Thùy